Khi nào nên nghỉ việc? 8 dấu hiệu đã đến lúc bạn nên nghỉ việc

Công việc sẽ mang đến thu nhập và phục vụ cho đam mê của mỗi người. Chúng ta làm việc mỗi ngày để trau dồi thêm nhiều điều mới mẻ. Tuy nhiên, đã có bao giờ bạn có suy nghĩ chán chường và muốn dừng lại tất cả không. Vậy, khi nào nên nghỉ việc?

  1. Không tìm thấy được sự thăng tiến

Bên cạnh đam mê, thì chúng ta đi làm bởi vì công việc ấy có nhiều khả năng thăng tiến, phát triển bản thân. Do đó, mọi người đừng dành quá nhiều thời gian cho một công việc mà cơ hội phát triển dường như vẫn còn chưa rõ ràng. Điều này về lâu về dài sẽ cản trở sự nghiệp, mục tiêu lâu dài của bản thân bạn. Nếu bạn luôn đặt câu hỏi khi nào nên nghỉ việc trong đầu thì có lẽ đó chính là lúc công việc hiện tại của bạn đang gặp vấn đề, và bạn phải đi đến quyết định chấm dứt.

  • Môi trường làm việc tiêu cực

Môi trường làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến năng lượng cũng như là hiệu suất công việc. Nếu một môi trường chứa đựng không khí tiêu cực sẽ đem lại những mặt tiêu cực ảnh hưởng đến nhân viên. Rất khó để họ cảm thấy vui tươi nếu đồng nghiệp suốt ngày hoạnh họe, soi mói nhau, sếp không phân minh. Không khí như thế thì bạn có đủ đam mê hay nhiệt huyết để tiếp tục cống hiến không nào? Chắc chắn là không, đã đến lúc bạn phải tìm một môi trường làm việc phù hợp hơn.

  • Văn hóa công ty không phù hợp với bạn

Văn hóa công ty không phù hợp cũng chính là yếu tố quan trọng làm các nhân viên “dứt áo ra đi”. Ví dụ, nếu giờ giấc công ty yêu cầu thường xuyên tăng ca mà bạn còn phải về chăm lo cho gia đình. Hoặc công ty yêu cầu phải đi công tác xa dài ngày nhưng bạn chỉ thích làm một chỗ. Với điều này thì sẽ không có bên nào sai, bên nào đúng, chỉ là chưa thật sự phù hợp với nhau mà thôi. Sự lệch pha này sẽ làm bạn cảm thấy chán chường và không còn hăng say trong công việc nữa, chuyện nghỉ việc chỉ là sớm muộn.

  • Vấn đề tiền bạc khiến bạn lo lắng

Tiền đóng vai trò quan trọng để duy trì và giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống. Cho dù bạn không phải là người tiêu xài hoang phí thì tiền lương cũng tác động không nhỏ đến quyết định ở hay đi của bạn. Nếu lời đề nghị tăng lương không được sự chấp nhận của cấp trên thì đó là lý do để các bạn nghĩ đến việc chuyển nơi làm.

  • Sức khỏe bị ảnh hưởng bởi công việc

Giả sử như một công việc làm hao tổn sức khỏe của bạn, khiến bạn phải sống trong sự căng thẳng và mệt mỏi cả ngày dài thì lý do nào để bạn gắn bó với nó như vậy? Rồi sẽ đến lúc chúng ta không thể nào chịu nổi và gác lại công việc đó đúng không nào? Đó cũng là lúc bạn tìm đến công việc mới hơn và đồng thời vẫn có nhiều thời gian bên gia đình, bạn bè. Hãy biết thời điểm dừng việc đúng lúc để tránh ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, bạn nhé!

  • Năng lực không được tận dụng

Nếu bạn là người có rất nhiều kỹ năng, tài lẻ nhưng công việc hiện tại chỉ quẩn quanh những việc đơn giản thì sẽ có lúc bạn có cảm giác chán chường vì năng lực của mình không được xem trọng. Hãy nhớ rằng bất kỳ kỹ năng nào nếu không được sử dụng một thời gian dài sẽ bị mai một. Làm một công việc lý tưởng sẽ giúp bạn vừa hứng khởi làm việc vừa trau dồi thêm nhiều kỹ năng mới.

  • Bạn có một người sếp tệ

Cấp trên là người đem lại cho chúng ta nhiều bài học, kinh nghiệm trong công việc cũng như trong cuộc sống. Và nếu điều kiện này cũng không được thỏa mãn vì nhiều người đành phải rời đi dù công việc có dễ dàng hay lương thưởng như thế nào. Nếu bạn cảm thấy ở sếp có những phẩm chất mà bạn không hòa hợp nổi thì quyết định dừng công việc là lựa chọn đúng đắn.

  • Bạn đang tìm kiếm một sự chuyển biến trong sự nghiệp

Ở một thời điểm nào đó, bạn sẽ mong muốn sự thay đổi mà không thích sự yên bình nữa. Thay đổi vị trí hay nơi làm việc là một quyết định khá khó khăn nhưng nếu bạn có nhiều động lực và quyết tâm thì không gì là không thể. Hãy để bản thân thư giãn và xem xét mình đang cần những sự thay đổi nào, từ đó sẽ đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Bạn có đang gặp phải những dấu hiệu để bạn biết khi nào nên nghỉ việc bên trên không? Nếu có thì có lẽ đã đến lúc bạn phải dừng lại công việc cũ và tìm đến một bến đỗ thích hợp khác rồi. Thật ra thì nhảy việc không quá khó như chúng ta vẫn nghĩ, chỉ cần hiểu năng lực của bản thân và lên kế hoạch để tìm công ty phù hợp.

Top 7 cách cân bằng giữa cuộc sống và công việc

Có câu hỏi như thế này “Mỗi ngày đi làm là một ngày vui”. Như vậy, nếu hết vui thì chúng ta có nên chấm dứt công việc hay không, và thời điểm nào là thích hợp nhất? Các bạn khoan vội đưa ra quyết định mà trước tiên hãy áp dụng những cách cân bằng cuộc sống và công việc dưới đây nhé!

  1. Biết cách đặt ranh giới cho công việc

Chắc hẳn trong chúng ta sẽ lâm vào hoàn cảnh này: mặc dù đã rời khỏi văn phòng nhưng thông báo công việc vẫn còn văng vẳng. Do đó, để cân bằng cùng lúc giữa công việc và cuộc sống thì bạn nên biết phân phối và đặt ranh giới cho chúng.

Khi rời khỏi văn phòng, bạn hãy gạt bỏ đi những suy nghĩ, lo lắng về công việc. Điều đó được thể hiện qua các hành động tắt hết các thông báo ở máy tính và điện thoại sau khi hết giờ làm việc. Song song đó, bạn cũng cần phải hoàn thành công việc được giao trước khi đưa ra mong muốn này.

Tuy nhiên, vấn đề này phải được diễn ra một cách thoải mái và thống nhất giữa bạn và cấp trên. Bởi vì chúng ta ai cũng có nhu cầu tận hưởng và trau dồi thêm nhiều khía cạnh sau giờ làm, nên điều kiện không kiểm tra thông báo công việc cần được thông cảm và chấp nhận.

  • Lên kế hoạch cụ thể

Một trong những nguyên nhân làm chúng ta cảm thấy căng thẳng đó là không biết cách cân bằng cuộc sống và công việc. Do đó, bạn cần phải lên kế hoạch cụ thể để dễ dàng quản lý thời gian cũng như kiểm tra các công việc một cách cân đối hơn. Bằng phương pháp này, bạn sẽ biết cách phân bố thời gian sao cho hợp lý nhất để không ảnh hưởng những công việc đã được lên kế hoạch. Bạn nên nhớ rằng, người thành công là người luôn đề ra bảng kế hoạch cụ thể cho cuộc sống cũng như cuộc đời của mình. Sống mà không có kế hoạch sẽ làm chúng ta mất nhiều thời gian chỉ để sắp xếp, hoàn thiện những mục tiêu.

  • Chủ động đề nghị lời giúp đỡ

Sẽ chẳng có ai làm việc một mình mà thành công và suôn sẻ suốt cả chặng đường phát triển bản thân, ít nhất bạn cũng tìm đến sự giúp đỡ của đồng nghiệp, cấp trên. Như vậy, nếu bạn không chủ động đề nghị giúp đỡ thì mọi người sẽ không biết rằng bạn đang gặp trở ngại gì.

Thật là không có gì tồi tệ hơn là cảm giác mệt mỏi, bế tắc khi phải chủ động làm tất cả mọi thứ. Tìm kiếm sự giúp đỡ không có nghĩa là bạn đùn đẩy, vô trách nhiệm mà là san sẻ những vấn đề để cùng nhau phát triển bản thân hơn. Hãy hòa nhập, thân thiện và chủ động tìm tòi, nhờ vả, biết đâu công việc và cuộc sống của bạn sẽ giảm tải và thoải mái hơn rất nhiều.

  • Xác định những vấn đề nào là quan trọng

Tại sao bạn lại bị mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống? Một trong những nguyên nhân phải kể đến chính là bạn ôm tất cả công việc vào người do là không biết cách sắp xếp mức độ cần thiết, quan trọng của công việc. Bạn cần phải sắp xếp, ưu tiên những mục tiêu, nhu cầu giải trí một cách hợp lý nhất. Nếu bạn vẫn còn chưa sẵn sàng để đảm nhận một dự án nào đó, hãy báo ngay với sếp để bàn giao lại công việc khác thích hợp hơn. Việc xác định mức độ quan trọng của công việc và thực hiện lần lượt theo trình tự sẽ giúp bạn hoàn thành công việc suôn sẻ hơn.

  • Thông thạo Internet

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, internet đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, chúng ta hãy tận dụng hết tính năng của nền công nghệ này để quản lý, cân bằng mọi việc. Hơn hết là ngày nay có rất nhiều công ty cung cấp thông tin cũng như dịch vụ của mình qua các trang mạng, chỉ nhờ vào vài cú click chuột là tiết kiệm thời gian rất nhiều. Như những lĩnh vực thông dụng xung quanh chúng ta như giao dịch ngân hàng, thanh toán hóa đơn, mua sắm trên mạng thì việc hiểu rõ các chức năng trên internet sẽ giúp bạn cân bằng những vấn đề cả trong công việc và cuộc sống.

  • Xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng chính là yếu tố không kém phần quan trọng giúp cho cuộc sống của bạn có diễn ra suôn sẻ hay không. Bạn cần phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh để đời sống tinh thần và sức khỏe được củng cố. Ăn ngon, ngủ đủ sẽ giúp bạn hấp thu thêm nhiều năng lượng bắt tay làm việc hơn.

Ngoài ra, bạn không nên lạm dụng các loại chất kích thích vì về lâu về dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể nói tóm lại một điều rằng, việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc đó là biết cách kiểm soát bản thân. Bạn nên nhận thức một điều là việc thay đổi và xây dựng sức khỏe tốt sẽ giúp cho bạn hoàn thành công việc một cách suôn sẻ hơn.

  • Sẵn sàng cho một kỳ nghỉ

Nếu như bạn đang gặp phải quá nhiều căng thẳng trong công việc thì việc đầu tiên bạn cần làm là sắp xếp lại mọi thứ, lên kế hoạch cho một chuyến nghỉ dưỡng xa. Đôi khi thì tìm lại cân bằng chỉ là để tâm hồn không vướng bận lo nghĩ, không phải đối mặt với vô vàn những vấn đề. Song song đó, sau chuyến đi, bạn hãy cam kết bản thân là phải thật sự thoải mái thì bắt tay vào làm việc mới đạt được hiệu quả. Những kỳ nghỉ dù ngắn hay dài hạn cũng giúp xoa dịu phần nào mỏi mệt trong bạn.

Cân bằng cuộc sống và công việc rất đơn giản nhưng nhiều khi chúng ta không tìm đúng con đường để bản thân rẽ vào. Với những bí kíp nhỏ bên trên, hy vọng bạn sẽ cân đối được tất cả mọi việc, để mỗi ngày trôi qua luôn làm bạn vui vẻ, hào hứng và tràn đầy nhiệt huyết.

Mệnh giá cổ phiếu là gì? Đặc điểm của mệnh giá cổ phiếu

Trong những năm gần đây, chắc hẳn chúng ta đã biết đến sự phát triển vượt bậc của thị trường cổ phiếu rồi đúng không nào? Trong lĩnh vực này, có khá nhiều thuật ngữ mà bạn phải phân biệt để tránh những nhầm lẫn không đáng có. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mệnh giá cổ phiếu là gì và những thông tin xoay quanh.

Định nghĩa mệnh giá cổ phiếu là gì?

Mệnh giá cổ phiếuluôn là thắc mắc của rất nhiều người khi chập chững bước vào thương trường. Nói một cách dễ hiểu, đây được xem là giá trị trên danh nghĩa của cổ phiếu. Và giá trị này được các công ty cổ phần phát hành ấn định và được ghi rõ số mệnh giá trên tờ cổ phiếu đó. Bạn nên lưu ý chính là giá trị mệnh giá của tờ cổ phiếu không liên quan đến giá trị trên thị trường của tờ cổ phiếu đó. Thực tế là giá trị mệnh giá của tờ cổ phiếu chính là giá trị được ghi rõ trong điều lệ của công ty.

Với các công ty phát hành cổ phiếu thì mệnh giá này sẽ giúp họ đặt một giá trị tối thiểu cho tờ cổ phiếu trên các bản báo cáo tài chính và các sổ sách kế toán. Hơn nữa là phục vụ cho các công việc tính toán tổng số vốn pháp định, cũng như là tổng số vốn pháp định hay số vốn cổ phần của công ty đó.

Bên cạnh đó, công ty phát hành ấn định các loại tờ cổ phiếu sẽ không bao giờ phát hành bổ sung thêm những tờ cổ phiếu khác mà có giá trị thị trường thấp hơn mệnh giá trên tờ cổ phiếu. Vì vậy mà các nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm mà không cần phải lo lắng đến việc có người nào đó sẽ mua được tờ cổ phiếu có giá phát hành thấp hơn cổ phiếu mình đang sở hữu.

Qua đó, bạn cũng có thể hiểu là điều này đồng nghĩa với việc các mệnh giá được ghi trên tờ cổ phiếu cũng chính là mức giá tối thiểu của tờ cổ phiếu đó trên thị trường. Thị trường chứng khoán đang được kiểm soát nghiêm ngặt thì mệnh giá của tờ cổ phiếu đó luôn được phát hành công khai để tất cả chúng ta đều biết và nắm rõ.

Mệnh giá cổ phiếu có giá trị tối thiểu là bao nhiêu?

Trong Bộ Luật Doanh nghiệp điều số 111 có nêu rõ là số vốn điều lệ của công ty cổ phần có tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Ngay tại thời điểm mà các doanh nghiệp đăng ký ngày thành lập của mình thì vốn điều lệ của công ty cổ phần chính là tổng giá trị của mệnh giá cổ phần đã được đăng ký mua và ghi rõ trong điều lệ của công ty.

Đối chiếu với khoản 2 điều 10 trong bộ luật chứng khoán 2006 thì mệnh giá cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ được chào bán cổ phiếu lần đầu ra mắt công chúng là 10.000VNĐ. Do đó, thông thường thì các công ty cổ phần để mệnh giá cổ phiếu của họ là 10.000 đồng cho 1 cổ phần. Và đây cũng là mệnh giá tối thiểu mà họ chào bán cổ phiếu lần đầu ra thị trường.

Một cổ phần thì bằng bao nhiêu cổ phiếu?

Tổng mệnh giá của các cổ phần được nắm giữ bởi một cổ đông thể hiện giá trị phần sở hữu của cổ đông đó trong vốn điều lệ của công ty cổ phần. Ví dụ sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định này:

  • Giả sử như một công ty cổ phần viết tắt là X có vốn điều lệ là 1.000.000 đồng, bao gồm là 100 cổ phần.
  • Như vậy một cổ đông sở hữu 10 cổ phần thì tổng mệnh giá là 100.000 đồng. Như vậy cổ đông đó đang sở hữu 10% vốn điều lệ.

Khi công ty cổ phần phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá (ví dụ như 12.000 đồng) thì chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu  (ở đây là 2.000 đồng), con số này được coi là thặng dư vốn cổ phần.

Ngược lại với công ty cổ phần, thì phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn không được đặt ra mệnh giá. Giá trị phần vốn góp của 1 thành viên sẽ được định theo thỏa thuận giữa các thành viên. Đồng thời, thể hiện giá trị sở hữu của một thành viên trong vốn điều lệ của công ty và giới hạn trách nhiệm với chủ nợ.

Thông qua những thông tin bên trên, bạn đã có lời giải cho câu hỏi mệnh giá cổ phiếu là gì chưa nào? Những thuật ngữ này tuy ban đầu có phần lạ lẫm và khó phân biệt nhưng nếu bạn mày mò tìm hiểu thì cũng không quá khó là bao. Hy vọng bạn luôn sáng suốt với những quyết định trong công việc cũng như trong kinh doanh của riêng mình.

Kỹ năng soạn thảo văn bản chuyên nghiệp nhất

Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng dành cho dân văn phòng phục vụ công việc của mình nhưng dường như việc soạn thảo văn bản là thân quen nhất. Đánh máy và tạo lập văn bản thì ai cũng biết nhưng để cho chuẩn và chuyên nghiệp hơn thì không phải ai cũng thật sự thành thạo. Mời bạn xem qua những kỹ năng soạn thảo văn bản nhỏ sau đây, biết đâu sẽ giúp ích rất nhiều trong tương lai đấy!

Hạn chế tối thiểu những lỗi sai thông thường

Trong công việc, chúng ta sẽ khó tránh khỏi những sai sót. Đặc biệt khi soạn thảo văn bản, tập cách gõ đúng chính ta là bước đầu tiên để cho thấy sự chuyên nghiệp của bạn. Lỗi sai về chính tả, đặt dấu câu, cách trình bày tưởng chừng như đơn giản lại làm cho người đọc hiểu sai ý nghĩa của nó. Do đó, khi soạn thảo xong, bạn nhớ rà soát, kiểm tra lại văn bản để chắc chắn là mình không mắc phải lỗi sai cơ bản nào hết nhé!

Thêm một điểm cần phải lưu ý là đôi lúc nếu không để ý, chúng ta sẽ gặp phải các lỗi sai trong quy tắc sử dụng dấu câu. Mỗi loại dấu câu sẽ có một chức năng và truyền tải một ý nghĩa khác nhau nên mọi người phải tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng. Đôi lúc nội dung văn bản rất hay nhưng việc dùng sai dấu câu sẽ giảm tác dụng nhấn mạnh hoặc những điểm nổi bật.

Chọn font chữ phù hợp, kích thước và màu sắc đúng tiêu chuẩn

Bạn nghĩ rằng một văn bản chuyên nghiệp chỉ cần nội dung là đủ? Không đâu, khi soạn thảo văn bản, một font chữ phù hợp với văn phong sẽ là một điểm cộng lớn ấn tượng người đọc, qua đó cũng truyền đạt đúng thông điệp của nó hơn.

Đối với ứng dụng soạn thảo văn bản MS Word thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm vấn đề này vì nó đã cung cấp cho người dùng một kho tàng lớn với đa dạng các font chữ. Mỗi font chữ sẽ có những đặc điểm, nét đẹp khác nhau và phù hợp cho từng loại văn bản. Ví dụ những văn bản mang tính chất hành chính thì bạn không thể nào sử dụng những font chữ quá kiểu cách, hoa văn. Ngược lại với những văn bản hóm hỉnh, thì nên dùng những font chữ cách điệu, đẹp mắt một chút.

Có một ưu điểm khi chúng ta soạn thảo văn bản bằng MS Word đó chính là người viết có thể chủ động thay đổi kích cỡ chữ và định dạng lại màu sắc văn bản nhằm thu hút người đọc hơn. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều sự thay đổi trong cùng một văn bản vì sẽ dẫn đến việc phản tác dụng và nhức mắt cho người đọc.

Bên cạnh đó, người viết nên tận dụng những định dạng khác như in đậm, in nghiêng, gạch chân để làm nổi bật những điểm mà mình muốn nhấn mạnh trong văn bản. Một văn bản chuyên nghiệp là văn bản biết cân đối các yếu tố này với nhau mà vẫn hài hòa, không lạm dụng.

Lưu ý cách sử dụng hình ảnh trong văn bản

Kỹ năng soạn thảo văn bản tốt sẽ giúp bạn trình bày đúng những suy nghĩ, nội dung muốn truyền đạt. Nếu đặt vị trí là một người đọc văn bản thì bạn có còn hứng thú, chăm chú vào một văn bản chỉ toàn chữ là chữ. Chắc chắn là không thể nào, chúng ta sẽ bị rối mắt và ngại đọc hết dù nội dung có đầu tư đến như thế nào. Vì thế, để bài viết được sinh động và hấp dẫn người đọc hơn, bạn nên chèn thêm hình ảnh vào những nơi thích hợp, nhờ đó mà người đọc sẽ dễ hình dung vào bài viết hơn.

Mách nhỏ cho bạn nếu muốn chèn hình ảnh vào Word, bạn nên chỉnh ảnh ở giữa, kèm theo vài dòng chú thích mô tả ngắn bên dưới. Nhờ đó mà bài viết của bạn sẽ được chỉnh chu, trình bày cũng đẹp mắt hơn khi hài hòa giữa nội dung và hình thức. Tuy nhiên thì bất kể vấn đề nào cũng vậy, bạn hãy cân nhắc sử dụng chúng một cách hợp lý và không nên lạm dụng.

Nên chia nhỏ văn bản thành nhiều đoạn và đặt tiêu đề

Với những văn bản dài nhưng lại có chứa rất nhiều nội dung chính, thì một lưu ý mà người soạn thảo văn bản cần phải biết đó chính là nên chia văn bản lớn thành các đoạn nhỏ. Trong đó mỗi đoạn đều thể hiện một nội dung riêng, điều này giúp cho người đọc dễ dàng tiếp thu thông tin đang được truyền tải. Và cách đặt tiêu đề cho văn bản cũng vô cùng quan trọng. Tiêu đề là bước đầu tiên để thu hút người đọc ở lại hay rời đi. Vì vậy mà bạn hãy học cách đặt tiêu đề thật hấp dẫn vào nhé!

Ngắt trang cũng là một nghệ thuật

Học cách ngắt trang cũng chính là giúp cho văn bản của bạn trông chuyên nghiệp hơn. Nếu như văn bản của bạn có độ dài đủ để chia ra thành các chương, thì việc ngắt trang là cách tốt nhất để quản lý và định dạng chúng. Mỗi chương nên cách nhau một khoảng trống nhỏ hoặc cả trang trống. Như vậy văn bản sẽ được tăng sự mạch lạc và hấp dẫn lên rất nhiều.

Qua những kỹ năng soạn thảo văn bản được tiết lộ bên trên, bạn đã trang bị được những kinh nghiệm cho quá trình làm việc của mình chưa nào? Soạn thảo văn bản tuy chỉ là một thao tác đơn giản nhưng bạn phải tích lũy thêm những kỹ năng này để giúp văn bản thêm phần thu hút.

Tìm hiểu nguyên nhân quản lý thời gian không hiệu quả

Đôi khi chúng ta lại ước rằng một ngày có 48 giờ nhưng liệu với số giờ như thế thì chúng ta có biết cách tiết kiệm thời gian hay lại tiếp tục sa đà? Bài viết sau đây sẽ liệt kê cho bạn một số nguyên nhân quản lý thời gian không hiệu quả mà có lẽ bạn đang gặp phải.

Làm việc không có kế hoạch

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất làm chúng ta rơi vào trạng thái chênh vênh, làm việc gì cũng kéo dài thời gian nhưng kết quả lại chẳng đi đến đâu. Do đó, việc lên kế hoạch chỉnh chu sẽ giúp cho bản thân quản lý thời gian hiệu quả hơn, từ đó mà định hướng đúng đắn công việc của chính mình.

Giả sử như bạn không có kế hoạch rõ ràng thì sẽ rất dễ lặp đi lặp lại một công việc hoặc làm lan man nhiều công việc, lúc đó sẽ làm chúng ta mất rất nhiều thời gian không đáng có. Làm việc không theo kế hoạch sẽ làm cho bạn bị trì hoãn, ảnh hưởng đến các công việc sau đó. Chính vì thế mà việc xây dựng bảng kế hoạch, sắp xếp các công việc một cách hợp lý là điều quan trọng giúp bạn quản lý thời gian của mình đúng đắn, hiệu quả.

Sa đà vào các công việc không quan trọng

Nếu không muốn nói quá tham lam nhưng các bạn có đồng ý với chúng tôi rằng chúng ta thường có rất nhiều nhu cầu muốn hoàn thành, tuy nhiên chúng ta lại không hiểu rõ mức độ quan trọng của từng công việc. Nên mọi người sẽ bị phân vân giữa các công việc có mức độ cần thiết và chưa thật sự cần thiết. Bạn nghĩ xem, nếu một người không biết cách quản lý thời gian của mình thì sẽ không thể nào biết cách phân biệt và sắp xếp các nhu cầu, dự định của mình một cách ổn thỏa để có thể giải quyết nhiều việc nhất có thể. Bởi vì lẽ đó, họ thường mất khá nhiều thời gian cho những công việc chưa thật sự cấp bách, thậm chí còn không còn thời gian để làm những việc quan trọng.

Không biết nói lời từ chối

Không phải việc nào chúng ta cũng có thể đồng ý và ôm vào người cả tá công việc nhưng chưa chắc sẽ hoàn thành chúng. Một người nếu không biết cách nói không sẽ là người dại dột vì họ không tính toán điều đó có giúp ích cho sự phát triển của mình hay không.

Mỗi ngày, con người phải thường xuyên giao tiếp, phối hợp với nhiều người khác trong quá trình làm việc, do đó mà chúng ta nghĩ rằng việc đồng ý làm giúp công việc là điều nên làm để gắn kết các mối quan hệ. Tuy nhiên, chúng ta cũng còn có những vấn đề cần phải giải quyết, không thể nào trì hoãn được. Như vậy, không biết nói lời từ chối đúng lúc sẽ làm cho bạn rước thêm nhiều mệt mỏi vào người mà thôi!

Có thói quen hay trì hoãn

Thêm một nguyên nhân quản lý thời gian không hiệu quả mà bạn phải từ bỏ ngay hôm nay. Nếu không muốn vì sao công việc chồng chất, ngày qua tháng nọ mà vẫn không hoàn thành. Công việc của ngày hôm nay chớ để những ngày sau phải giải quyết vì dần dần sẽ bị ứ đọng công việc.

Nếu một ngày cấp trên cần kiểm tra công việc đột xuất thì liệu bạn sẽ báo cáo công việc như thế nào đây. Vì vậy, dù bận rộn hay rảnh rang, hãy luôn luôn có trách nhiệm với công việc được giao và hoàn thành chúng một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất có thể. Từ đó, bạn sẽ có thời gian làm những việc khác quan trọng hơn.

Làm nhiều việc cùng một lúc

Nếu bạn cho rằng làm nhiều việc cùng một lúc thì sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian, nhưng bạn đã sai lầm rồi đấy! Có rất ít người có thể tập trung làm nhiều việc như vậy, nhưng số đông còn lại là lãng phí thời gian, công việc nào cũng dang dở. Kết quả công việc sẽ không như ý muốn của bạn, thậm chí là còn tệ hơn so với kỳ vọng. Vì thế tốt nhất là bạn nên chú tâm vào một việc và cố gắng hoàn thành chúng đúng hạn, sau đó mới đến công việc tiếp theo.

Lối sống không ngăn nắp

Ngỡ như không liên quan đến việc lãng phí thời gian nhưng thật ra lại ảnh hưởng rất nhiều mọi người nhé! Thử tưởng tượng là trên bàn làm việc của bạn với đồ ăn, giấy tờ, bút viết, phong thư không được sắp xếp gọn gàng thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm. Ngoài ra thì thói quen ngăn nắp sẽ giúp thay đổi tư duy ở bạn, từ đó làm việc cũng có hứng thú và năng lượng hơn.

Trên đây là những nguyên nhân quản lý thời gian không hiệu quả mà bạn cần phải chấn chỉnh ngay lập tức. Hãy tập kỷ luật bản thân ngay từ những thói quen nhỏ sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc, cuộc sống. Thời gian là vô hạn nhưng bạn hãy sử dụng nó một cách hợp lý thì sẽ có những thành quả như mong muốn.