Tại những nhà máy đang hoạt động có hẳn một bộ phận QC để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Họ đóng vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo chất lượng hàng hóa. Và để làm được công việc này, nhân viên QC phải có kiến thức về sản phẩm.
Để hoàn thiện các sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng thì phải qua khâu kiểm tra chất lượng và nhân viên QC là những người thực hiện công việc này. Vậy nhân viên QC là gì? Ngoài việc kiểm tra hàng hóa họ còn tham gia vào công việc nào? Chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau nhé!
Nhân viên QC là gì? Giữ vai trò gì trong doanh nghiệp?
QC là từ viết tắt của Quality Control Staff được hiểu là nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm và nguyên liệu tại các doanh nghiệp. Họ đảm nhận công việc thử nghiệm, phân tích và đánh giá các sản phẩm, nguyên liệu cùng với đó là tham gia vào quy trình sản xuất. Do vậy, môi trường làm việc thường gắn liền với bộ phận sản xuất, dây chuyền lắp ráp tại các nhà máy.
Nhân viên QC đóng vai trò là người giám sát để phát hiện ra những lỗi sai phạm trong quá trình sản xuất nhằm kịp thời sửa chữa, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn đầu ra. Điều tra nguyên nhân gây ra lỗi để báo cáo cấp trên và yêu cầu công nhân khắc phục. Nhờ vậy, mà họ rất thấu hiểu sản phẩm để đàm phán trực tiếp với khách hàng về chất lượng.
Hiện nay, tại bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào cũng cần bộ phận QC nên khá dễ dàng cho người tìm việc. Quan trọng hơn nữa là sự ổn định với mức thu nhập khá ổn hiện nay từ 5-8 triệu và cao nhất có thể lên đến 10-20 triệu tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm làm việc của mỗi người. Đây cũng là động lực để chúng ta cố gắng nâng cao chuyên môn của mình.
Nhân viên QC làm công việc gì?
Đầu tiên, nhân viên QC phải có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm mà mình phụ trách cũng như trình tự kiểm tra chất lượng, quy trình sản xuất, chức năng của các bộ phận liên quan… Nhằm xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng, trong đó với các công việc thực hiện cụ thể như:
Đánh giá chất lượng vật liệu bao gồm phát hiện các lỗi, yêu cầu sửa chữa hoặc trả lại nguyên liệu từ nhà cung cấp và các sản phẩm hoàn thành. Nắm rõ các đặc tính, thành phần và thông số kỹ thuật của sản phẩm để so sánh đối chiếu so với mức độ tiêu chuẩn. Ghi nhận kết quả kiểm tra và hoàn thành hồ sơ đánh giá, lập báo cáo cho cấp trên.
Giám sát quy trình sản xuất để hướng dẫn đội ngũ nhân viên trong vấn đề kiểm soát chất lượng. Sử dụng thành thạo máy móc, dụng cụ hỗ trợ. Đồng thời kiến nghị các giải pháp cải tiến quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian hoàn thành sản phẩm.
Xác định các lỗi sai phạm trong quy trình sản xuất do máy móc kỹ thuật hay do lỗi của người lao động để đề ra các phương án sửa chữa và đưa ra quyết định kỷ luật. Lưu hồ sơ kiểm tra để báo cáo với cấp trên. Ngoài ra, họ còn tham gia vào việc đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới. Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.
Công việc QC cần những yêu cầu nào?
Công việc của nhân viên QC khá đa dạng tùy vào hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, có những khác biệt về bằng cấp, phổ biến là từ trình độ trung học trở lên nhưng sẽ ưu tiên những người có bằng cao đẳng, đại học. Ở nhiều vị trí công việc còn đòi hỏi mức độ kinh nghiệm hoặc các chứng chỉ liên quan đến kiểm soát chất lượng.
Về mặt kỹ năng mềm đặt các các yêu cầu về sự phân tích, tư duy logic để đánh giá chính xác chất lượng kiểm tra. Cần có những kỹ năng về quản lý, giám sát và giải quyết nhanh các vấn đề, khả năng làm việc với các số liệu. Bên cạnh đó, là kỹ năng sử dụng các phần mềm công nghệ hỗ trợ như Microsoft Office.
Nhân viên QC là gì? Câu hỏi này đã được giải đáp chi tiết trong phần nêu trên. Đáng chú ý hơn là vấn đề tìm việc làm hiện nay khá phổ biến bởi sự đa dạng ở yêu cầu tuyển dụng tại nhiều trang web như Careerlink.vn. Bạn có thể tham khảo tại đây để lựa chọn vị trí phù hợp cho mình nhé!